ISOCERT

Materials Hack
Playground for innovative materials powered by Borealis.
8th-10th July – Vienna, Austria
2.5
days Hackathon
3
weeks Incubation
2
winning teams
24K
cash prizes
định công
hoàng mai
Hà Nội Hà Nội 100000
Vietnam
General information: 

Tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế ISOCERT

"Hài hòa cùng thịnh vượng"

Hotline: 0916239199

chứng nhận iso 9001 , 

iso là gì

iso 9001 là gì

tài liệu iso 9001

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy

Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn

Email: contacts@isocert.org.vn

Company information: 
Company type: 
Company
Industry: 
Other
Founded when: 
Thursday, 1 January, 2015
Startup stage: 
Co-Founder stage (got a team)
Funding needs: 
Angel / Incubator / Public funding
Types of jobs in the company: 
Business Development, Community Manager, Customer Support, Education / Training, Product Management, Sales
Total numbers of employees: 
50
Products and Services: 
Chứng nhận ISO 9001
Product category: 
iso

 Chứng nhận ISO 9001 là gì? 

1.1 Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì? 

Tiêu chuẩn ISO 9001 là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế(ISO) phát triển và ban hành. ISO 9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một hệ thống quản lý chất lượng. nó được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức. 

ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất của ISO 9001 chính thức thay thế phiên bản cũ trước đó là ISO 9001:2008.

Đây là tiêu chuẩn giúp các doanh nghiệp có một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả; rõ ràng hơn trong các khâu, các phần hành cụ thể của doanh nghiệp. Từ đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các doanh nghiệp.

1.2 Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 là gì? 

Chứng nhận ISO là xác nhận sự phù hợp của tổ chức chứng nhận đối với các sản phẩm, quá trình, hệ thống...của doanh nghiệp/tổ chức nào đó theo tiêu chuẩn ISO tương ứng. 

Vậy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 là việc tổ chức chứng nhận(đánh giá bên thứ 3) đánh giá một doanh nghiệp hoặc một tổ chức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Nếu Doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất chất lượng phù hợp theo các điều khoản của ISO 9001 thì tổ chức chức nhận sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận ISO 9001(chứng chỉ iso 9001).  

1.3 Vì sao doanh nghiệp cần chứng nhận ISO 9001:2015?

Cũng như khi bạn đi học mà không được tấm bằng học sinh giỏi thì làm sao mọi người tin bạn học lực giỏi phải không? bạn không có gì chứng minh được điều đó ngoài tấm bằng. 

Vậy đó, Chứng nhận ISO 9001 được coi là một trong những tấm bằng quan trọng nhất của hầu hết các doanh nghiệp để chứng minh rằng: Doanh nghiệp đó sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, doanh nghiệp đó có một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn ISO 9001. 

Từ đó, khách hàng có thể tin dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thu hút và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường tương đối khốc liệt. 

2. Tổ chức chứng nhận ISO 9001

2.1 Tổ chức chứng nhận ISO là gì?

Tổ chức chứng nhận ISO là thành viên thỏa ước thừa nhận lẫn nhau của diễn đàn công nhận thế giới(IAF) cho lĩnh vực công nhận tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (QMS), hệ thống quản lý môi trường (EMS), hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS), sản phẩm (PRODUCT).

2.2 Ai có thẩm quyền chứng nhận iso?

Tổ chức chứng nhận ISO là tổ chức có thẩm quyền chứng nhận ISO nhưng tổ chức này phải có những điều kiện sau mới được phép hoạt động chứng nhận ISO:

  • Tổ chức chứng nhận này phải được cơ quan nhà nước(như tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, bộ khoa học công nghệ) có thẩm quyền cấp phép cho tổ chức chứng nhận này hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ, môi trường,...Theo nghị định 107/2016/NĐ-CP. 
  • Tổ chức chứng nhận ISO này phải được BOA(văn phòng công nhận chất lượng) công nhận và cấp VICAS mới có thẩm quyền chứng nhận ISO. 

2.3 Nên đăng ký chứng nhận ISO 9001 ở tổ chức chứng nhận nào uy tín?

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều tổ chức chứng nhận ISO, nhưng không phải tổ chức nào cũng được phép cấp chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp. 

Vậy tổ chức chứng nhận ISO 9001 là tổ chức nào?

Khi đăng ký chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp mình, để tránh tiền mất tật mang, cũng như rủi ro không mong muốn xảy ra thì doanh nghiệp nên chú ý chọn tổ chức chứng nhận được công nhận có đủ năng lực tiến hành đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17021-1:2015 & ISO/IEC TS 17021-3:2017. 

 

Chứng chỉ công nhận ISOCERT có đủ năng lực đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001

 

ISOCERT đã đăng ký hoạt động chứng nhận hệ thống ISO theo TCVN ISO 9001/ISO 9001

 

Do đó, ISOCERT có đủ cơ sở pháp lý cũng như đủ năng lực tham gia hoạt động đánh giá và chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp. ISOCERT là tổ chức chứng nhận ISO 9001 uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Hơn +1000 doanh nghiệp đăng ký cấp chứng nhận ISO 9001 tại ISOCERT đã đạt chứng nhận ISO 9001 với chi phí tiết kiệm nhất. 

3. Điều kiện để được cấp chứng nhận ISO 9001

3.1 Điều kiện thứ 1: Xây dựng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001

Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015- hệ thống quản lý chất lượng sao cho phù hợp với doanh nghiệp mình. 

Ở mỗi doanh nghiệp thì quá trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn là khác nhau bởi quy mô, phạm vi, số lượng nhân viên, số phòng ban, văn phòng, sản phẩm,...là khác nhau. Do đó, ngay từ đầu các doanh nghiệp phải có kế hoạch cũng như chương trình xây dựng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho riêng doanh nghiệp mình. 

Điều kiện này gồm một số việc quan trọng như: xác định phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, họp lãnh đạo cam kết thực hiện xây dựng áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001, thành lập ban ISO với các thành viên là đại diện các bộ phận để thực hiện dự án; Hoạch định rủi ro và cơ hội, mục tiêu chất lượng; Nguồn nhân lực tham gia; Thực hiện ; Đánh giá kết quả thực hiện; cải tiến và khắc phục. 

3.2 Điều kiện thứ 2: Đăng ký cấp chứng nhận ISO 9001 

Đăng ký cấp chứng nhận ISO 9001 tại tổ chức chứng nhận ISOCERT. Sau khi đăng ký xong tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Nếu hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận ISO 9001(chứng chỉ ISO 9001). 

3.3 Điều kiện thứ ba: Duy trì hệ thống và hiệu lực chứng nhận ISO 9001.

Tiếp tục duy trì thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 và hiệu lực của Giấy chứng nhận ISO 9001. Sau khi đạt được chứng nhận ISO 9001; Doanh nghiệp cần thường xuyên cải tiến và duy trì việc áp dụng hệ thống.

4. Hiệu lực của chứng nhận ISO 9001

4.1 Chứng nhận ISO 9001 có hiệu lực trong bao lâu?

Hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 9001 là chỉ khoảng thời gian từ ngày cấp chứng nhận ISO 9001 đến ngày hết hạn của giấy chứng nhận ISO 9001 có giá trị pháp lý bắt buộc doanh nghiệp phải thi hành thì chứng nhận ISO 9001 mới có giá trị trong thời gian đó. 

Hầu hết các chứng nhận ISO có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày cấp. Chứng nhận ISO 9001 cũng vậy. Trong 3 năm đó, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Mỗi năm một lần. 

4.2 Giấy chứng nhận ISO 9001 bị thu hồi trong trường hợp nào?

Trường hợp doanh nghiệp không thi hành(áp dụng, vận hành hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9001) thì hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 9001 không có giá trị sẽ bị tổ chức chứng nhận thu hồi. Nhiều doanh nghiệp sau khi đạt chứng nhận ISO 9001 đã không duy trì áp dụng hệ thống dẫn đến hoạt động trì trệ, vận hành sai, khi tổ chức chứng nhận giám sát rất có thể doanh nghiệp bị thu hồi và hiệu lực của giấy chứng nhận không còn giá trị.

4.3 Cách tra hiệu lực giấy chứng nhận ISO 9001

Khách hàng có thể tra cứu thông tin hiệu lực giấy chứng nhận ISO 9001 bằng cách nhìn vào giấy chứng nhận ISO 9001 tìm đến mã truy xuất chứng chỉ(gồm dãy số) của một doanh nghiệp xem chứng chỉ ISO đó còn hiệu lực hay không còn hiệu lực bằng cách dán mã số vào đây => Tra cứu chứng nhận sẽ ra kết quả(hướng dẫn minh họa hình ảnh dưới).

 

 

Nếu giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 còn hiệu lực nó sẽ trả kết quả "còn hiệu lực" như ảnh trên

 

Nếu giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 hết hiệu lực nó sẽ trả kết quả "chưa hiệu lực" như ảnh trên

 

 

Sau 3 năm, hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 9001 bị hết tính hiệu lực và không còn giá trị, các doanh nghiệp tiến hành tái chứng nhận, đăng ký cấp lại chứng nhận ISO 9001 lại từ đầu. 

5. Chi phí chứng nhận ISO 9001 

 Với mỗi doanh nghiệp khác nhau thì chi phí chứng nhận ISO 9001 là khác nhau bởi chi phí tùy thuộc vào quy mô, phạm vi, số lượng sản phẩm của Doanh nghiệp, chi phí xây dựng áp dụng và chi phí nhân sự tham gia, chi phí đăng ký, chi phí thử nghiệm,....

Do đó, các doanh nghiệp nên hoạch định rõ kinh phí sao cho phù hợp với doanh nghiệp mình. 

Doanh nghiệp có thể tham khảo chi phí chứng nhận ISO 9001 tại ISOCERT với giá tốt nhất, dịch vụ uy tín, 

6. Thời gian cấp chứng nhận ISO 9001

Để đạt chứng nhận ISO 9001 doanh nghiệp phải trải qua thời gian:

6.1 Thời gian xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001

Tùy theo thời gian thực hiện áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện 3 đến 6 tháng, có nhiều doanh nghiệp khoảng thời gian này có thể lớn hơn. 

6.2 Thời gian cấp Chứng chỉ iso 9001:2015

Thời gian cấp chứng nhận ISO 9001 thông thường ngắn hơn quãng thời gian thực hiện. Sau khi đăng ký chứng nhận ISO tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành điều chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp xuống đánh giá hệ thống của doanh nghiệp. 

Nếu kết quả đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận sau đó vài ngày.

Nếu kết quả đánh giá hệ thống quản lý của doanh nghiệp không không phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 thì doanh nghiệp sẽ phải tiến hành khắc phục hành động không phù hợp trong vòng 3 đến 6 tháng mà doanh nghiệp không khắc phục được thì quá trình đánh giá sẽ kết thúc và doanh nghiệp không được cấp chứng nhận ISO 9001.

Thời gian cấp chứng chỉ ISO 9001 còn phụ thuộc vào năng lực của tổ chức chứng nhận. Nếu tổ chức chứng nhận có đầy đủ, số lượng chuyên gia, trình độ chuyên môn phù hợp thì thời gian này sẽ được rút ngắn. 

 

 

Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mới nhất
Product category: 
iso

Để khẳng định chất lượng của sản phẩm cũng như sản phẩm có đầy đủ điều kiện để lưu thông trên thị trường thì doanh nghiệp cần trải qua rất nhiều yếu tố kiểm duyệt. Trong đó, doanh nghiệp cần phải trải qua kỳ đánh giá và đạt được giấy chứng nhận hợp chuẩn theo quy định của pháp luật. Thế nhưng quý khách hàng đã biết mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mới nhất bao gồm những nội dung gì chưa? Hãy cùng với ISOCERT tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

Căn cứ pháp lý của chứng nhận hợp chuẩn

Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn, hợp quy và phương thức đánh giá.

Luật 68/2006/QH11 về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Giới thiệu chứng nhận hợp chuẩn

Chứng nhận hợp chuẩn - Chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn: Đây là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về nguyên tắc là một hoạt động tự nguyện và theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc. Đối với việc đánh giá phù hợp tiêu chuẩn thì việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn quyết định nhưng nó phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy, minh bạch của kết quả đánh giá.

 

 

Chứng nhận hợp chuẩn dựa trên những tiêu chuẩn nào?

Tiêu chuẩn là những quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để có thể phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá,... nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của các đối tượng này.

Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN),  tiêu chuẩn khu vực (EN,...), tiêu chuẩn quốc tế (Codex, ISO, IEC,...), hoặc tiêu chuẩn nước ngoài ( BS - Anh, JIS - Nhật, GB - Trung Quốc,...).

 

Giấy chứng nhận hợp chuẩn

Giấy chứng nhận hợp quy là một văn bản xác nhận đối tượng của hoạt động kinh doanh có đầy đủ điều kiện và phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng hay không. Đây là một hình thức không bắt buộc, thế nhưng trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc. Phương thức đánh giá có đạt tiêu chuẩn hay không thì còn phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể. Cùng với đó là tiêu chuẩn tương ứng.

 

Các đối tượng cần chứng nhận hợp chuẩn

Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm: Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường, các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội không có khả năng gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng.

Để xác nhận được và kết luận hàng hóa, sản phẩm đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cần trải qua rất nhiều khâu. Qua đó thì mới có thể đánh giá một cách phù hợp và chính xác nhất. Đánh giá về sự phù hợp và đáp ứng đủ điều kiện ở đây còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, quan trọng hơn hết vẫn là việc đối tượng ấy phù hợp với những quy định trong tiêu chuẩn tương ứng.

Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mới nhất của ISOCERT

 

1.Hiệu lực của giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm

Thành quả sau khi trải qua kỳ đánh giá của ISOCERT và đạt chứng nhận hợp chuẩn, doanh nghiệp sẽ được tổ chức chúng tôi cấp 01 giấy chứng nhận có hiệu lực trong vòng 03 năm.

 

2.Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mới nhất của ISOCERT có những nội dung gì?

Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn là mẫu văn bản được lập ra với mục đích ghi chép và là bằng chứng chứng minh sản phẩm, hàng hóa,... về việc đạt chứng nhận hợp chuẩn của doanh nghiệp. Thông thường, thông tin trên giấy chứng nhận của các tổ chức chứng nhận đa số đều như nhau. Các thông tin được thể hiện trên giấy chứng nhận của ISOCERT như sau:

  1. Logo của ISOCERT -  tổ chức chứng nhận hợp chuẩn.
  2. Tên của giấy chứng nhận - Chứng nhận hợp chuẩn.
  3. Tên doanh nghiệp được chứng nhận hợp chuẩn.
  4. Địa chỉ doanh nghiệp được chứng nhận hợp chuẩn.
  5. Tên tiêu chuẩn được đánh giá và xác nhận là phù hợp.
  6. Phạm vi chứng nhận - lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
  7. Ngày cấp chứng nhận và ngày hết hạn.
  8. Chi tiết tại quyết định số.
  9. Mã truy xuất chứng chỉ.
  10. Dấu chứng nhận hợp chuẩn.
  11. Con dấu đỏ và chữ ký đại diện của ISOCERT - tổ chức chứng nhận hợp chuẩn.
  12. Tên, địa chỉ của ISOCERT - tổ chức chứng nhận hợp chuẩn.
  13. Số điện thoại liên hệ và những thông tin cần thiết khác.
  14.  

 

Trên đây là những thông tin cần có trong mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mới nhất. Bao gồm những thông tin cần kê khai một cách chính xác nhất. Khi doanh nghiệp đăng ký chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm tại tổ chức chứng nhận như ISOCERT sẽ được xem xét và đánh giá chứng nhận hợp chuẩn. Mọi thắc mắc về dịch vụ cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn quý khách hàng vui lòng liên hệ với ISOCERT qua hotline 0916 239 199 để được hỗ trợ tốt nhất.

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm cho doanh nghiệp
Product category: 
chứng nhận hợp quy

Khác với việc chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm là hoạt động tự nguyện không có sự bắt buộc của nhà nước thì việc chứng nhận hợp quy sản phẩm lại là một hoạt động bắt buộc của doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp của bạn sản xuất bất kỳ mặt hàng, thuộc nhóm sản phẩm nào nếu muốn khẳng định chất lượng cũng như đủ điều kiện lưu thông trên thị trường thì đạt giấy chứng nhận hợp quy là một điều kiện không thể thiếu. Sau đây ISOCERT sẽ cập nhật một số thông tin liên quan đến mẫu giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mới nhất sau khi quý khách hàng trải qua kỳ đánh giá sự phù hợp.

 

Căn cứ pháp lý của chứng nhận hợp quy

Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn, hợp quy và phương thức đánh giá.

Luật 68/2006/QH11 về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Giới thiệu chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy - Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật: Đây là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật và phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc theo quy định của pháp luật. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho từng đối tượng cụ thể và được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

 

Giấy chứng nhận hợp quy là gì?

Giấy chứng nhận hợp quy là văn bản xác nhận đối tượng hoạt động kinh doanh có đủ điều kiện và quy  chuẩn phù hợp với kỹ thuật tương ứng hay không. Đây là một hình thức bắt buộc mà tất cả các cơ sở kinh doanh lớn bé cần có. Phương thức đánh giá có đạt tiêu chuẩn hay không còn phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể. Cùng với đó là quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Căn cứ kết quả đánh giá về sự phù hợp, tổ chức chứng nhận như ISOCERT sẽ cấp 01 giấy chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật cho đối tượng đã được đánh giá và quyền sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, trong tài liệu của doanh nghiệp, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa,... đã được chứng nhận hợp quy.

 

 

Các đối tượng cần làm giấy chứng nhận hợp quy

Đối tượng bắt buộc phải có giấy chứng nhận hợp quy bao gồm các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, môi trường, các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội,... Có khả năng gây rủi ro và mất an toàn cho con người trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng (gọi chung là sản phẩm hàng hóa nhóm 2). Tất cả đều được phép hoạt động và lưu hành trong khuôn khổ quy định quốc gia, quốc tế. Bao gồm cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 này được quy định tại Điểm 4 Điều 3 Chương 1 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau: Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 là các sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn những khả năng gây hại cho người, thực vật, động vật, tài sản, môi trường.

Các đối tượng cần chứng nhận hợp quy phần đa đều có liên quan đến cuộc sống, sức khỏe và môi trường sống của con người. Nếu các doanh nghiệp, muốn được tiếp tục sản xuất, lưu hành sản phẩm thì bắt buộc phải đạt giấy chứng nhận hợp quy.

Các quy chuẩn phổ biến:

  • Quy chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em.
  • Quy chuẩn an toàn điện.
  • Quy chuẩn vệ sinh thực phẩm.
  • Quy chuẩn xây dựng (Quy chuẩn 16/BXD).
  • ....

 

Phương thức dùng để chứng nhận hợp quy

Theo quy định, việc đánh giá và cấp giấy chứng nhận hợp quy qua 8 phương thức cơ bản. Mỗi phương thức sẽ sở hữu một cách thức hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, vì đều là quá trình thử nghiệm mẫu điển hình thông qua nhiều cách. Qua một số đánh giá, kiểm duyệt và tính thực nghiệm đã có của sản phẩm thì có thể đưa ra kết luận được.

Hầu hết đối với những sản phẩm nếu được sản xuất trong nước sẽ được đánh giá chủ yếu theo phương thức 5. Cụ thể là thử nghiệm mẫu điển hình, đánh giá quá trình sản xuất. Giám sát được thông qua quá trình thử nghiệm tại nơi sản xuất. Từ đó sẽ đưa ra đánh giá.

Còn đối với những sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Thông thường sẽ có số lượng rất lớn. Vì vậy thường sẽ được chứng nhận quy hợp quy theo phương thức số 7. Cụ thể là kiểm tra theo lô của sản phẩm, hàng hóa.

Việc đánh giá và giám sát không chỉ xét ở chất lượng của sản phẩm và những thành phẩm đã được đóng gói hoàn thành. Mà đó còn là quá trình giám sát dây chuyền sản xuất, hệ thống quản lý và kế hoạch, mục tiêu sẽ phân phối như thế nào.

 

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mới nhất của ISOCERT

1.Hiệu lực của giấy chứng nhận

Để được ISOCERT cấp giấy chứng nhận hợp quy (CR) thì doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng và đã có hoạt động sản xuất đối với sản phẩm đó (đối với sản phẩm sản xuất trong nước) hoặc phải có hồ sơ nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu.

Ngoài chi phí đánh giá và cấp giấy chứng nhận hợp quy thì doanh nghiệp cần trả thêm 2 loại phí nếu sản phẩm mới sản xuất chưa có tiêu chuẩn:

  • Phí xây dựng tiêu chuẩn.
  • Chi phí thử nghiệm mẫu điển hình (doanh nghiệp cần cung cấp thông tin chi tiết cho ISOCERT về sản phẩm để biết chi phí thử nghiệm).

Đồng thời, doanh nghiệp cần phải chịu phí duy trì hiệu lực chứng nhận trong vòng 03 năm (tùy thuộc vào nhóm sản phẩm hàng hóa và độ phức tạp, quy mô, số lượng đánh giá giám sát khác nhau, thông thường trong 03 năm chứng nhận sẽ có là 02 lần đánh giá giám sát).

Giấy chứng nhận hợp quy do ISOCERT cấp có hiệu lực trong vòng 03 năm và doanh nghiệp phải thực hiện giám sát định kỳ. Hết hiệu lực, nếu doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục giấy chứng nhận đối với sản phẩm đó thì sẽ thực hiện thủ tục tái chứng nhận và trả phí đánh giá lại (chi phí tái chứng nhận sẽ thấp hơn chi phí cấp chứng nhận lần đầu).

 

2.Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mới nhất của ISOCERT có những nội dung gì?

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy là một mẫu văn bản được lập ra với mục đích ghi chép và là bằng chứng chứng minh sản phẩm, hàng hóa,... của doanh nghiệp đạt chứng nhận hợp quy. Thông thường, thông tin trên giấy chứng nhận của các tổ chức chứng nhận đa số đều như nhau. Các thông tin được thể hiện trên giấy chứng nhận của ISOCERT như sau:

  1. Logo của ISOCERT -  tổ chức chứng nhận hợp quy.
  2. Tên của giấy chứng nhận - Chứng nhận hợp quy.
  3. Tên doanh nghiệp được chứng nhận hợp quy.
  4. Địa chỉ doanh nghiệp được chứng nhận hợp quy.
  5. Tên quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn được đánh giá và xác nhận là phù hợp.
  6. Phạm vi chứng nhận - lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
  7. Ngày cấp chứng nhận và ngày hết hạn.
  8. Chi tiết tại quyết định số.
  9. Mã truy xuất chứng chỉ.
  10. Dấu chứng nhận hợp quy.
  11. Con dấu đỏ và chữ ký đại diện của ISOCERT - tổ chức chứng nhận hợp quy.
  12. Tên, địa chỉ của ISOCERT - tổ chức chứng nhận hợp quy.
  13. Số điện thoại liên hệ và những thông tin cần thiết khác.

 

Tại sao phải làm giấy chứng nhận hợp quy?

Hoạt động chứng nhận hợp quy được thực hiện bắt buộc đối với sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, quá trình, môi trường, các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội,... thuộc đối tượng được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng theo Khoản 1, Điều 47, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Việc chứng nhận hợp quy được xem là một trong những hoạt động vô cùng cần thiết và là thủ tục bắt buộc trong việc sản xuất kinh doanh trên thị trường của mỗi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không được đánh giá xác nhận và không có giấy chứng nhận hợp quy sẽ không được tiếp tục sản xuất và phân phối trên thị trường nữa.

Đồng thời, khách hàng sẽ an tâm hơn rất nhiều nếu được sử dụng những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và đã qua kiểm duyệt chặt chẽ. Không còn lo lắng về vấn đề hàng nhái, hàng giả hay hàng kém chất lượng.

 

 

Ngoài ra, việc chứng nhân quy còn góp phần giúp cho các cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý thuận lợi hơn cho việc quản lý sản phẩm. Trên thị trường hiện nay, vấn đề hàng kém chất lượng, hàng giả hàng nhái vẫn đang rất khó kiểm soát. Khi đã áp dụng hình thức cấp giấy hợp quy sẽ giúp cơ quan có thể đồng bộ và quản lý chặt chẽ sản phẩm thị trường một cách tốt hơn.

Trên đây là những thông tin mà ISOCERT muốn chia sẻ cho người quý khách hàng và các doanh nghiệp về mẫu giấy chứng nhận hợp quy hợp quy sản phẩm mới nhất của chúng tôi. Ngoài ra, còn có những thông tin quan trọng liên quan đến việc chứng nhận hợp quy cho sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp. Mọi thắc mắc về dịch vụ đánh giá và cấp giấy chứng nhận hợp quy quý khách hàng vui lòng liên hệ với ISOCERT qua hotline 0916 239 199 để được hỗ trợ tốt nhất.

Contact:

Login or register to see the contact information!

Address information

định công
hoàng mai
Hà Nội Hà Nội 100000
Vietnam
Similar companies
Real Estate
Other
Advertising / PR / Marketing
Latest startups